Bước 1: Chuẩn bị :Chuẩn bị barie tự động
Yêu cầu đối với kỹ thuật : Kiểm tra tình trạng barie tự động nhập khẩu và các phần vật tư đi kèm trước khi nhận và chuyển đến khu vực giao hàng
+ Khi thiết bị barie tập kết tại công trình và được xác nhận kiểm tra, giám định các thiết bị với chủ đầu tư, mới tiến hành thi công.
+ Trước khi đưa thanh chắn barie mới vào lắp đặt phải kiểm tra cơ bản để thiết bị hoạt động bình thường.
Bước 2: Làm đế móng
Làm móng cho barie rất quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình vận hành sau này.
+ Nền móng phần đế phải được kết cấu bằng bê tông để bộ chắc chắc được an toàn. Đế móng có độ dày 35 - 55 cm
+ Hàn trước 4 bulong neo vào bản mã sau đó đặt sẵn xuống hố trước khi đỗ bê tông lên trên.
Đỗ trụ Barie
Bước 3: Hiệu chỉnh cài đặt Barie tự động
Sau 1 - 2 ngày khi bê tông đã khô, tiến hành đưa trụ barie vào vị trí lắp đặt
- Căn chỉnh lò xo trợ lực cho phù hợp độ nặng, vuông của tay chắn cần barie
- Tiến hành cố định bulong đế trụ khi đã hoàn thành bước điều chỉnh
- Cấp hệ thống dây nguồn và dây tín hiệu vào main điều khiển trung tâm trong barie.
- Cài đặt tần số điều khiển và các chức năng thông dụng: Thời gian tốc độ đóng, kết nối điều khiển từ xa, chế độ nâng hạ an toàn,...
Căn chỉnh cần chắn Barie
Bước 4: Vận hành chạy thử thanh chắn
Chạy barie thanh chắn tự động ở 3 chế độ vận hành khác nhau
- Nâng hạ bằng hệ thống tay điều khiển từ xa
- Nâng hạ bằng hộp điều khiển cố định
- Hoạt động khi có sự cố mất điện, nâng hạ bằng khóa tay
Bước 5: Nghiệm thu và bàn giao Barie kiểm soát ra vào
- Hướng dẫn nhân viên vận hành và thao tác các chức năng
- Giải đáp các vướng mắc kỹ thuật, cung cấp thông tin khi cần hỗ trợ
- Sau khi tiến hành chạy thử chuyển giao công nghệ. Hai bên nhất trí tiến hành nghiệm thu bàn giao và đưa vào sử dụng.